• Flash-1
  • Flash-2
  • Flash-4
  • Flash-3
  • Flash-5
  • Flash-7
DANH MỤC SẢN PHẨM
VIDEO
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Yahoo mail
Tư vấn sản phẩm
0908 610 727
QUẢNG CÁO

Khuyến mãi

Rà Soát Lại Toàn Bộ Thiết Kế Hồ Bùn Đỏ Tây Nguyên

Thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang rà soát lại thiết kế, đồng thời lên kế hoạch sang Hungary khảo sát hiện trường sự cố tràn hồ chứa thải của các dự án bô xít.

Website Chính phủ cho hay Bộ Công Thương đã họp khẩn với TKV - Chủ đầu tư hai dự án bô xít Tây Nguyên hôm 12/10, nhằm nắm tình hình cũng như yêu cầu rà soát lại tổng thể thiết kế, xem xét và bổ sung các biện pháp nếu có thể, nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho dự án.

Phó tổng giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho biết, thiết kế kỹ thuật của hồ bùn đỏ đã được các cơ quan chức năng xem xét kỹ và thẩm định. Khẳng định trong trường hợp có sự cố, có thể chặn nhốt toàn bộ bùn trong thung lũng không tràn ra ngoài, mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn, song ông Hòa cũng lưu ý tới khả năng vỡ các ngăn của hồ. Và tập đoàn coi sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary là một lời cảnh báo nghiêm túc, không được phép lơ là. Tập đoàn đang rà soát lại toàn bộ các thiết kế và kiểm tra, đề xuất các biện pháp, kể cả những biện pháp mới, để đảm bảo hồ chứa bùn đỏ an toàn và trong trường hợp có sự cố cũng có thể hạn chế ảnh hưởng ở mức tối thiểu.

Tại Lâm Đồng, tập đoàn đã lập tức bổ sung một biện pháp mới, đó là xây một cửa cống ở điểm cuối cùng phía giáp với đường tỉnh lộ 725 trước đây. Cửa cống này sẽ được đóng lại trong trường hợp hồ bị vỡ.

Tập đoàn cũng đã chủ động liên lạc với Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam để có thể khảo sát hiện trường sự cố. Đoàn khảo sát sẽ được bố trí đi vào thời gian thích hợp.

Tràn bùn đỏ Hungary Một bể tại nhà máy hóa chất ở miền tây Hungary. Ảnh: AP
 
 

Một số nhà khoa học Việt Nam cho rằng để tránh thảm họa vỡ hồ chứa chất thải bauxit như ở Hungary, các dự án của nước ta nên chuyển quặng xuống gần biển để giảm tổn thất nếu sự cố xảy ra.

“Hungary là quốc gia có lịch sử khai thác bauxite và nhiều kinh nghiệm xử lý bùn đỏ nhưng vẫn để xảy ra thảm họa. Với Việt Nam, thảm họa này là lời cảnh báo sớm khi các dự án bauxit-Alumin Tây Nguyên hiện nay mới khởi động”, tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban phản biện xã hội thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường, nhấn mạnh.

Phó tổng giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho biết hồ bùn đỏ của hai dự án bô xít ở Lâm Đồng và Đắk Nông được nhà thầu Chalco thiết kế, có sự giám sát của Viện Thiết kế Nhôm - Magie, Viện nghiên cứu đầu ngành về nhôm của Trung Quốc. Ngoài ra, chủ đầu tư còn thuê tư vấn là Viện Nghiên cứu cơ khí giám sát với sự hỗ trợ của các chuyên gia Australia, Ấn Độ.

Trong khi hồ bùn đỏ của Hungary nằm ở đồng bằng và được quây bằng đập bờ cao thì hai dự án của Việt Nam nằm trong thung lũng với lòng chảo sâu 15m, được bao bọc bởi các đồi cao, độ cao của hồ thấp dưới mặt bằng nhà máy 1,5m. Ngoài ra, hồ được chia thành 8 ngăn và đã được tính toán kỹ cả lượng mưa đổ xuống, nên mặc dù cùng áp dụng công nghệ thải ướt giống nhau, hồ bùn đỏ của Việt Nam an toàn hơn.

Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe cho rằng các hồ bùn đỏ tại dự án Bauxite Tây Nguyên như mái nhà trên cao. Cũng như thảm họa bùn đỏ ở Hungary, nếu xảy ra ở một vùng có địa hình như vậy, bùn đỏ sẽ trôi xuống những khu vực thấp hơn, mức độ tàn phá sẽ nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, nếu sự cố vỡ hồ bùn đỏ xảy ra tại đây sẽ nhanh chóng phát tán xuống các vùng hạ lưu, mà cụ thể là vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai và khó có thể kiểm soát được.

Tại Việt Nam, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, cứ sản xuất 1 tấn alumin thì thải ra 1-1,5 tấn bùn đỏ tùy chất lượng quặng bauxite đầu vào. Gần đây, theo các báo cáo ban đầu, dự án Nhân Cơ sau 15 năm khai thác dung tích hồ chứa bùn đỏ lên đến gần 9 triệu m3, và nếu khai thác ở Tân Rai thì cả đời dự án thải ra 80-90 triệu m3 bùn đỏ.

Để Việt Nam tránh hiểm họa tràn bùn đỏ như ở Hungary, theo ông Hòe, cách tốt nhất là chuyển quặng bauxit được khai thác và làm giàu từ Tây Nguyên xuống ven biển Bình Thuận để chế tác alumin đồng thời chôn bùn đỏ ở gần biển. Nếu chẳng may có rủi ro không mong đợi với các hồ chôn bùn đỏ ở đây, lượng nước biển khổng lồ có khả năng trung hòa, hạn chế mức độ nguy hiểm của bùn đỏ.

Tiến sĩ Lê Xuân Thành , khoa Hóa, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cũng có quan điểm tương tự. “Trong nước biển luôn có CO2 (oxit axit ) cân bằng động với không khí để duy trì một giá trị pH thích hợp cho các sinh vật dưới nước, điều này làm giảm tác hại của lượng kiềm chứa trong bùn đỏ”, ông Thành giải thích.

Tại Hungary, Bộ trưởng Môi trường Hungary Zoltan Illes xác nhận lớp bùn đỏ chứa “một hàm lượng cao các kim loại nặng”, trong đó có chất gây ung thư. “Nếu lớp bùn khô đi và gió có thể phân tán chúng thì có thể sinh ra hiện tượng nhiễm độc kim loại nặng thông qua đường hô hấp”.

Tổ chức Green Peace lo ngại khi trong các mẫu bùn đỏ có lượng thạch tín và thủy ngân cao, có thể đi vào mạch nước ngầm và làm ô nhiễm đường nước sinh hoạt, vào các chuỗi thức ăn.

Xem thêm:

8 Dự Án Cơ Khí Trọng Điểm Chậm Tiến Độ8 Dự Án Cơ Khí Trọng Điểm Chậm Tiến Độ

Để Thành Công, Doanh Nhân Trẻ Phải Có Máu LiềuĐể Thành Công, Doanh Nhân Trẻ Phải Có Máu Liều